Mạng 5G thế hệ mới mang đến nhiều lợi ích như tốc độ dữ liệu nhanh hơn, tải phim chất lượng cao trong thời gian vài giây thay vì vài phút. Nó giúp kết nối các thành phố thông minh để xe tự lái biết khi nào có tai nạn trên đường hay phanh tự động nếu ai đó vượt đèn đỏ. Nó sẽ thay đổi cách chúng ta xem tivi và sử dụng Internet tại nhà. 5G chạm tới gần như mọi lĩnh vực và lợi ích thực sự của nó chưa thể xác định được đầy đủ cho tới khi được triển khai hoàn toàn.
Tuy nhiên, 5G không thể phổ biến trong một sớm một chiều. CEO Verizon Hans Vestberg cho biết mạng 5G của công ty sẽ phủ sóng một nửa nước Mỹ trong năm 2020. AT&T và T-Mobile cũng hứa hẹn phủ sóng trên toàn quốc vào cùng thời điểm nhưng nếu họ đúng hẹn. Hiện tại, các nhà mạng mới chỉ hứa hẹn về tốc độ dữ liệu nhanh hơn nếu bạn ở đúng khu vực. Và chỉ có một số nhà sản xuất điện thoại – chẳng hạn Samsung – đang bán thiết bị 5G.
" alt=""/>Vì sao mua điện thoại 5G lúc này hay vài năm nữa là lãng phí?Ông Ulli Waltinger, Giám đốc Công nghệ của Tập đoàn Siemens (Đức) cho rằng Việt Nam phải xem AI là yếu tố để phát triển đột phá.
Đây là nội dung trong bài tham luận của ông Ulli Waltinger, Giám đốc Công nghệ của Tập đoàn Siemens (Đức) tại sự kiện Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2019 đang diễn ra tại Hà Nội. Ông Ulli Waltinger là chuyên gia có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nghiên cứu tại Tập đoàn Siemens.
Ông Ulli Waltinger cho biết, trong thời gian qua, AI đang tác động rất lớn đến sự phát triển. "Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển của AI, các bạn phải coi đây là yếu tố để có sự phát triển đột phá của đất nước. Tại Siemens chúng tôi cũng vậy. AI là ưu tiên trong nghiên cứu. Tập đoàn hiện có tổng cộng 250 chuyên gia AI", ông này cho hay.
Đưa ra nhiều dẫn chứng ứng dụng AI trong hoạt động của Tập đoàn Siemens, vị chuyên gia cho rằng, trong lĩnh vực này luôn đề cập đến nền tảng để làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn. Ngoài ra, vấn đề tăng cường chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong giao thông, quy trình sản xuất là điều mà không phải chỉ có Siemens là tập đoàn duy nhất quan tâm.
" alt=""/>Việt Nam phải xem Trí tuệ nhân tạo là yếu tố phát triển đột pháCEO Tim Cook
Chi phí R&D chiếm 7,9% tổng doanh thu Apple, mức cao nhất kể từ năm 2003. Theo đà này, Apple có thể chi hơn 16 tỷ USD cho hoạt động nghiên cứu và phát triển trong năm 2019.
Biến động có thể lý giải do iPhone – gà đẻ trứng vàng của Apple – đang bán chậm hơn trước đây. Doanh thu iPhone quý vừa qua giảm 12% so với cùng kỳ năm 2018. Vì vậy, Apple phải đầu tư vào các công nghệ then chốt dành cho các thiết bị chưa xuất hiện.
Trong lịch sử, Apple thường đi sau nhiều đối thủ khác khi nói đến tỉ lệ R&D trên doanh thu. Cụ thể, trong cùng kỳ, Microsoft chi 13,4% doanh thu cho R&D, Google chi 15,7%.
Các nhà phân tích đã để ý về thay đổi này của Apple. Một chuyên gia hỏi Giám đốc tài chính Apple Luca Maestri liệu chi phí có tăng hay không và ông cho biết có. Theo ông Maestri, Apple muốn cải thiện trải nghiệm người dùng, khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra còn một số khoản đầu tư vô cùng chiến lược và có tác động dài hạn.
Chẳng hạn, gần đây Apple mua bộ phận modem Intel với giá 1 tỷ USD cùng với 2.000 nhân viên. CEO Tim Cook đã giải thích việc thâu tóm bộ phận Intel bằng cụm từ mà giới quan sát Apple cho là thể hiện rõ nhất “thuyết Tim Cook”.
Đó chính là Apple sở hữu “chiến lược dài hạn trong sở hữu và kiểm soát công nghệ chính phía sau sản phẩm làm ra”. Công nghệ chính đòi hỏi đầu tư lớn. Ví dụ, Apple đang phát triển chip cho iPhone thay vì phụ thuộc vào các công ty bên ngoài như iPhone. Nó đòi hỏi kỹ sư giàu kinh nghiệm và thiết bị đặc thù mà họ thường phải tuyển dụng hay mua lại tại các thị trường cạnh tranh như Silicon Valley, Israel.
Chiến lược đang tỏ ra hiệu quả. Apple đã phát triển chip Bluetooth riêng, là một trong các công nghệ quan trọng trên AirPods. Người đứng đầu “táo khuyết” cho rằng họ gắn bó với nó khi người khác có lẽ không thực sự đặt nhiều năng lượng vào, dẫn đến vị trí của họ ngày nay.
Apple không bàn về các sản phẩm sắp ra mắt. Tuy nhiên, công ty chi đậm cho các công nghệ có thể mất vài năm mới xuất hiện. “Project Titan” được cho là dự án nghiên cứu công nghệ xe tự lái, chiêu mộ nhân tài từ Tesla và các công ty khác. Chi phí cho kỹ sư xe hơi và nhà máy không hề rẻ.
Apple cũng đầu tư mạnh vào thực tế tăng cường, công nghệ sử dụng camera và máy tính phức tạp để đặt vật thể ảo ra ngoài thế giới thực. Apple đã cung cấp bộ công cụ để viết ứng dụng AR cho iPhone nhưng cũng đăng tuyển khá nhiều vị trí về “phát triển công nghệ”, gợi ý họ đang chuẩn bị cho thứ vĩ đại hơn.